Tài liệu về làng nghề Hội An

Tài liệu về làng nghề Hội An

Nhắc đến Hội An thì không thể thiếu Phố cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999. Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Khi bước vào phố cổ, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp trước những cửa hàng trưng bày đèn lồng, vì đèn lồng là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Hội An. Đèn lồng Hội An là một sản phẩm thủ công đã được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005 bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Đèn lồng được làm từ lụa Hội An. Đèn lồng xuất hiện ở khắp nơi trên phố cổ, khi mặt trời vừa xuống cả phố cổ đều lên đèn, những chiếc đèn lồng rực rỡ tô điểm cho cảnh vật thêm lung linh huyền ảo. Tài liệu về làng nghề Hội An

Ngoài đèn lồng, để phục vụ nhu cầu đời sống, làm phồn thịnh cho nền kinh tế, Hội An còn phát triển nhiều ngành nghề đa dạng như nghề mộc, mỹ nghệ,… Đây là bốn làng nghề tiêu biểu của vùng.

Đầu tiên là làng mộc Kim Bồng – nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ. Làng mộc thuộc xã Cẩm Kim đối diện phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Bắt nguồn từ miền Bắc, sau qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân của làng Mộc Kim Bồng đã tiếp thu tinh hoa và kết hợp cái riêng của mình làm ra những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đến các công trình thành quách, lăng tẩm đều do nghê nhân của làng làm nên. (Tài liệu về làng nghề Hội An)

Tiếp đến là làng gốm Thanh Hà - một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Làng nằm cách Hội An 3 cây số về hướng tây. Sản phẩm chủ yếu của làng là các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: chén, bát, bình hoa, chum vại, chậu cảnh, và các con thú, linh vật,… với nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú và nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại được làm ra từ các địa phương cũng như làng gốm khác.

Kế đến là làng rau Trà Quế, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Làng nổi tiếng từ xưa đến nay với hơn 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị. Nơi đây có nhiều loại rau thơm ngon mà không nơi nào sánh bằng như hung, tía tô, é,… Tại đây có hơn 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 héc ta. (Tài liệu về làng nghề Hội An )

Cuối cùng là làng đúc đồng Phước Kiều – là một trong số những làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Quảng Nam, nằm cách phố cổ Hội An khoảng 30 phút đi xe. Đi dọc theo quốc lộ 1A, du khách có thể thấy rất nhiều cửa hàng trưng bày các sản phẩm do làng làm ra. Mỗi sản phẩm đều mang nét đặc trưng riêng của làng và đậm tính chất dân tộc. Dù đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi của đất nước, làng đúc đồng Phước Kiều vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An đã cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong vùng. ( Tài liệu về làng nghề Hội An )

 

 
Prev

Làng nghề Hội An

Next

Tư liệu thuyết minh về tháp Ponagar

0909562062