Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Thành Phố Long Xuyên trong những năm gần đây là một trong những thành phố phát triển hiện đại với dịch vụ lữ hành rất phát triển. Có được như vậy là nhờ vị thế có sông, có núi và những cảnh quan xinh đẹp.Vào mùa này lũ về nên con đường về Tri Tôn trở nên đông đúc hơn. Nước lũ về mỗi ngày mỗi lớn nên cánh đồng mới chốc lát đã ngập nước trắng xóa lấp hết các đường biên ranh giới. Nhìn xa xa chỉ thấy mênh mông trời nước và những chiếc ghe neo lại lâu lâu lại chòng chành khi có ghe lớn hay ca nô chạy qua.
Con đường tỉnh lộ 948 từ núi Sam vào Tịnh Biên đi ngang qua cầu Bân Tiên quý khách rẽ trái 3.5 km là tới bìa rừng Trà Sư.
Đứng bên đây cánh đồng xem người ta thu hoạch điên điển, nhìn xa xa thấy núi Sam đứng sừng sững giữa đồng nước mênh mông giống y như con sam đang lội giữa đồng nước trông rất ấn tượng.
Bao quanh rừng tràm là con kênh Trà Sư nước tràn bờ mỗi khi lũ về. Rừng tràm nổi lên một màu xanh xanh giữa đồng nước trắng xóa như một ốc đảo giữa sa mạc.
Đi tham quan sâu vào rừng tràm Trà Sư có hai cách: một là qua cầu theo đường mòn đi xe hai bánh vào giữa rừng nơi có tháp xem chim. Hai là dùng xuồng máy đi vào địa điểm trên sau đó đi xe hay dùng xuồng máy đều phải tập trung vào bến ghe chèo để vào rừng tham quan.
Bước chân vô rừng tràm một không gian thật đẹp và yên bình hiện ra, phía dưới bờ kênh là những lớp bèo tấm xanh non mát mắt, lên tới đường đất là những hàng tre xanh rợp bóng lối đi, thời điểm này rừng tràm đẹp nhất trong năm nên khách du lịch, phóng viên, các nhà nghiên cứu đến đây rất nhiều. Quang cảnh và khí hậu nơi này tuyệt vời quá ai cũng muốn nán lại nghỉ và hít thở không khí trong lành cho căng phồng lồng ngực.
Thưa quý khách rừng tràm Trà Sư có nhiều khu khác nhau được chia cắt nởi những con kênh vừa phòng hộ vừa đưa nước vào trong sâu. Muốn di chuyển thuận tiện và ghi được nhiều khoảnh khắc đẹp quý khách nên sử dụng thuyền và nhớ là đem theo nhiều máy chụp hình để phòng trường hợp hết pin, hư máy mà còn quá chừng trời cảnh đẹp.
Xuồng rẽ mặt nước phẳng lặng, bèo cám xanh mượt một màu đẹp như thảm nhung đi thêm một quảng đường ngắn nữa là chúng ta đang tiến vào sân cò. Sân cò là cánh rừng tràm 20 năm tuổi uốn éo, cong queo như được tạo dáng một cách thẩm mỹ. trên tàn tràm, trên lưng lửng thân tràm cao khoảng 5 m nào là cò, cồng cộc cùng những chiếc tủ sậm màu mưa nắng, đang buổi sớm nên cò, cồng cộc tảm đi kiếm ăn hết chỉ còn tràm màu nắng vàng đang ngả dịu dàng xuống dòng kênh. Cảnh đẹp quá, mênh mông một màu xanh non đến nỗi nhiều vị khách cứ nằm dài trước mui xuồng để săn ảnh. Nắng đang lên cao hơn, nắng làm cho khung cảnh đẹp hơn có cảm giác như nơi này đang bừng sáng lên sắc xanh đầy nhựa sống. nắng tạo bóng những cây tràm in bóng xuống nền dương xanh mướt của bèo tấm. Vạn vật xung quanh từ trên trời cao cho tới mặt nước đều mang vẻ đẹp êm ả, nhẹ nhàng làm lòng người phơi phới.
Trước thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp như vậy ai cũng mê mẩn, nhất là các vị khách quốc tế, cảnh rừng đẹp quá, du khách mê mẩn bỏ máy chụp hình xuống để tận mắt nhìn ngắm cho đã. Không ai nỡ lên tiếng vì sợ tiếng động sẽ làm vở tan khung cảnh tuyệt đẹp này mất. chỉ có tiếng chèo khua, tiếng chim lảnh lót đâu đó trong tán lá cảnh đẹp đến vô ngần. Càng vô sâu trung tâm cảnh càng đẹp, bèo nổi kín cả mặt nước một vẻ đẹp thật thanh bình sâu lắng, không gian nơi này thật êm ái, tiếng mái chèo khua nước soạt soạt, tiếng xuồng ba lá dội tới từng nhịp, sóng vỗ vào mũi thuyền nghe lon ton vui tai. Càng đi sâu vô rừng tiếng te te, tèng rẹc của loài chim nước xen lẫn tiếng hót líu lo của bầy chim nhỏ càng làm cho không khí trở nên rôm rả. Mỗi người khách đến đây đều được phát một chiếc nón lá với hai tác dụng để che nắng và che chất thải của chim nữa. Chiếc xuồng lướt nhẹ vào rừng hướng đến nơi chim tụ tập làm tổ, cả khu rừng xôn xao tiếng chim, dơi quạ treo mình lũng lẵng, cò vạc tíu tít rẽ lông, cồng cộc lặn xuống nước bắt cá. Cheo leo trên cao là các tổ chim với những chiếc mỏ há trên trời chờ mẹ đem mồi về. Xuồng tiến sâu vô rừng khách vô cùng thích thú trước những hàng tràm tăm tắp lè tè sát mặt nước, bèo ngập lối ôm quấn lấy bộ rễ tua tủa trông như những ông thần rừng đang trầm ngâm tĩnh tọa. Tiếp tục len theo đám rễ tiến vào sâu hơn, băng qua không gian tôi tói đen kịt rễ tràm bỗng một thế giới khác mở ra, cảnh rừng chan hòa nắng với vô số các loài chim nước, diệc, cò, vạc, sếu, giang sen,... ríu rít gọi bầy. càng vào sâu thảm bèo xanh ngắt càng dày đặc như cố níu kéo quý khách dừng chân thưởng lảm sông nước hữu tình, cảnh như cõi tiên, quý khách có thể yêu cầu người chèo xuồng đậu lại để lắng nghe không gian nơi đây thật tường tận, từ tiếng là rừng, tiếng chim kêu, thoạt đâu đó cánh cò bay tạt ngang rồi tất cả trở nên tĩnh lặng trả lại nơi đây sự huyền bí của màu xanh thực vật đẹp đến mê hồn, ai cũng muốn chèo từ từ để thưởng lãm cảnh cho đã, ngắm rồi xuýt xoa trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của cảnh quan nơi này. cảm giác ngời trong xuồng nhè nhẹ từng nhịp chèo khua trong dòng nước, được len lỏi trong các ngóc ngách của rừng. ngắm hàng chục loài chim hót víu von trên từng ngọn tràm du khách sẽ có cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên, vào thiên đường của những loài chim, cò. Trên cây các loài chim đang nhởn nhơ rỉa lông rỉa cánh có vẻ như chúng đã quá quen thuộc với việc bị làm phiền bởi những du khách, bởi những tiếng trầm trồ to nhỏ phá tan không khí yên ắng nơi này của bọn chúng. vậy nên chúng cú thản nhiên làm những việc chúng thích làm rộn cả một góc rừng. hình ảnh chim mẹ mớm mồi cho con ăn thật dễ thương, lâu rồi mới bắt gặp được hình ảnh thân thương như vậy. lũ chim non rồi sẽ lớn, sẽ ra ràng, rồi sẽ lại sinh sôi. cứ tưởng tượng cánh rừng này ngày một đông đúc chim, cò mà lòng mừng. hi vọng sẽ được như vậy, hi vọng những cảnh đẹp này sẽ được bảo tồn đúng nghĩa, cảnh đẹp quá, cảnh bình yên đến vô ngần, giữa cánh rừng tràm dày đặc, giữa mênh mông của một màu xanh ngắt cảu bèo tầm, chiếc xuồng nhỏ lại nhè nhẹ rẽ nước lướt đi trên những thảm xanh non, sắc xanh của lá cây tràm, của bèo tấm hòa cùng với màu xanh của bầu trời cao tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác. Ai đến đây cũng ngỡ ngàng, ai đến đây cũng ngơ ngác dưới một trời mênh mông xanh ngát. Thiên đường là đây chứ cần kiếm đâu xa xôi. Du khách thích nhất là những con đường nước nơi đây, mùa khô đây là những lối đi ngang dọc trong rừng tràm, mùa nước nỗi nước che lấp hết mặt đường nhưng những cây tràm bên lề đường vẩn cao hơn mặt nước tạo nên những con đường, bèo xanh phủ một lớp trên mặt đường. thỉnh thoảng làm xáo động không gian yên tĩnh của rừng tràm là tiếng mái chèo, tiếng chim, tiếng cá quẩy, “ hò ơ ơ ơi, bóng ai thấp thoáng trên xuồng có phải cô gái nhỏ bao ngày anh thương, hỏi em sao đứng đợi chờ, chờ ai cũng vậy thôi thì chờ anh”. tất cả để lại cho du khách một ấn tượng khó quên, rời khu vực chim làm tổ quý khách trở bến thuyền, ai cũng muốn níu giữ thêm một khoảnh khác tuyệt vời nơi đây nên nán lại chụp thêm một vài phô hình làm kỉ niệm, một số người khác thì mua đặc sản nơi đây để ăn hay làm quà cho người thân như trái thốt nốt lột sẵn đem về bỏ lớp lụa bên ngoài dầm đá đường ăn ngon hết sẩy. quý khách di chuyển về kgu vực trung tâm rừng tràm nơi tập trung một số nhà hàng với các chòi lá nhỏ ven theo bờ kênh phục vụ các món ăn mùa nước nổi gỏi sậu đâu cá sặc, cá nagf hai chiên giòn, cá lóc nướng trui, cá chạch nướng. ông bà ta hay nói về sông ăn cá về đồng ăn cua. thực đơn cho du khách ngày hôm nay toàn những món đặc sản đồng ruộng chẵng hạn như lẩu cua đồng ăn với rau tập tàng bông điên điển, nồi lẩu này còn có thêm rau mồng tơi, mướp non nên cái vị ngọt lịm, trời đang nắng mà húp một muỗng nước lẩu thấy mát gan mát ruột liền vậy đó, rồi món chim cút rô ti toàn món ngon. Món này ở thành phố chỗ nào cũng có nhưng để có được cái không khí thiên nhiên trong lành, có được những rổ rau xanh chính hiệu những con cá đồng săn chắc như vậy không phải ai cũng may mắn được thưởng thức. mùi cá lóc đồng nướng trui thơm quá chừng, cá rô đồng nướng chầm với muối ớt chanh đơn giản cũng ngon. Cá lóc đồng chính hiệu là đây, thớ thịt trắng, dai chứ ăn không có bở như cá lóc nuôi, cái mùi nướng lên cũng thơm hơn. Sau khi dùng cơm và nghỉ trưa quý khách bắt đầu di chuyển về đài quan sát leo lên tháp cao để ngắm phong cảnh và ngắm những đàn chim đang từ từ bay về tổ. ngọn tháp này có chiều cao khoảng 25m lên trên cao đỉnh tháp lộng gió chung quanh là màu xanh rừng tràm, xxa xa là đồng nước trắng xóa, những ngọn núi của khu vực thất sơn dương lên như những hòn đảo, trên đỉnh tháp cũng có trang bị kính viễn vọng và có thể phóng tầm nhìn xa 25 km. quý khách sẽ ngắm được những cánh chim chấp chớikhắp những vạt rừng, ngắm tượng phật khổng lồ chơi vơi trên đỉnh núi cấm, đứng lên đây phóng tầm mắt ra xa quang cảnh thật khoáng đảng. Đúng là khí hậu miền Nam mới đây còn nắng chang chang vậy mà quay đi quay lại trời đã đổ mưa. trời đã xế chiều lại chuyển qua mưa nên những đàn cò, những loài chim kéo nhau về mỗi lúc một đông hơn, lúc đầu chỉ là những bóng đen in trên nền trời, sau đó là cả một amuf trắng của đoàn cò trắng đang nối đuôi nhau rập rờn bay về phía tổ.những cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo nên một khung cảnh ngoạn mục. vào những giờ cao điểm số lượng của những đàn cò trắng có thể lên lến hàng nghìn con, đến đây vào thời điểm đó quý khách sẽ thấy cò đậu kín những vạt rừng, kín những tán cây. được chúng kiến cảnh chúng tha mồi về, rỉa lông rỉa cảnh soi bóng xuống mặt nước
trong xanh thật thú vị. đất lành chim đậu ngoài chim cò, nơi đây còn có dơi mẹ mang theo những chú dơi con về đây định cư càng làm cho khu rừng trở nên náo động. lúc hoàng hôn buông xuống đẹp nhất là những đàn nhạn sen tức là giống diệc mốc bay về hàng nghìn con. nếu một mai trên cánh đồng, nếu vắng cánh cò trắng, nếu thiếu những bóng diệc bóng dơi thì thật buồn.
Rừng tràm trà sư cảnh gần gũi thân thuộc quá nên khi rời xa lại cảm thấy vấn vương, chiếc xuồng lại đưa du khách qua những khu mới. Thưa quý vị rừng tràm trà sư rộng 845ha gồm nhiều loài thực vật với 140 loài cá 81 loài chim muông thú rừng và bò sát, nơi đây còn nhiều sông rạch mang dấu ấn của thời khai hoang vùng đất phương nam, theo khảo sát của viện sinh thái tài nguyên sinh vật, trà sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long. Khi mùa nước nổi tràn đồng, bèo cám trải thảm nhung xanh trên các cánh rừng, tôm càng xanh và các loại cá đồng từ thượng nguồn sông mê công đổ về nhiều vô kể.