Kinh nghiệm du lich Hồng Kong

Cẩm nang kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông:

Hồng Kông hay còn gọi là đặc khu kinh tế Hồng Kông

g, thuộc khu vực Đông Nam Á được ví von như một “thành phố không ngủ:.

Thời gian nào đẹp nhất & các thành phố:

Hồng Kông được chia làm bốn mùa với có khí hậu cận nhiệt đới và ảnh hưởng từ gió mùa.

Mùa xuân: Từ tháng 3 đến tháng 5 với nhiệt độ dễ chịu nhưng hay có mưa nhỏ.

Mùa hè:  Từ tháng 6 đến tháng 8, nóng ẩm và mưa nhiều.

Mùa thu: Từ cuối tháng 9 đến đến giữa tháng 12 cực kỳ mát mẻ.

Mùa đông: Từ đầu tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Khí hậu không lạnh lắm, khoảng dưới 15 độ C. kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Mùa thu và đầu đông cũng chính là thời điểm thuận lợi để du khách ghé thăm Hồng Kông.

Hồng Kông được chia thành 4 khu:

Đảo Hong Kong: trung tâm kinh tế và văn hoá của cả Hongkong. Nơi đây tập trung tất cả những gì sung túc và đắt đỏ nhất của Hong Kong.

Cửu Long: nơi đây thể hiện rõ nhất những nét văn hóa đặc trưng của người Hongkong. Những điểm du lịch nổi tiếng: Avenue of Stars (Đại lộ các Ngôi sao), Wong Tai Sin Temple (Chùa Hoàng Đại Tiên), các khu chợ địa phương.

Lạn Đầu và Tân Giới: xa trung tâm và cũng ít hoạt động cho khách du lịch. Tuy nhiên phía Lạn Đầu lại có Disney Wonderland và Tượng Phật lớn.

Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên đến thăm Đảo Hongkong và Thành phố Cửu Long trước.

Visa Hồng Kông: kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Để làm visa đi Hồng Kông, bạn cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin, giấy tờ liên quan như sau (Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính, nghề nghiệp hợp lệ là khi được dịch bằng tiếng Anh/ tiếng Trung hoặc dich thuật) công chứng uy tín):

+ Hộ chiếu (Passport) bản gốc còn thời hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Còn 4 trang trắng liền nhau để dán visa.

+ Bản gốc và bản sao hợp đồng lao động có chứng thực. Sau khi đối chiếu có thể trả lại bản gốc.

+ 02 ảnh 4×6 rõ nét, phông nền trắng, được chụp không quá 6 tháng, không nhận ảnh scan, ảnh in.

+ Bản photo chứng minh thư 2 mặt. Bản photo tất cả các trang sổ hộ khẩu phóng đại 120%.

+ Chứng minh công việc bằng các loại giấy tờ: giấy chứng nhận nhậm chức, giấy đồng ý cho nghỉ phép của công ty hoặc giấy chứng nhận kinh doanh của công ty.

+ Thư mời từ phía Hồng Kông (xin tại đại sứ quán). Người bảo lãnh phải trên 18 tuổi, là công dân đáng tin ở Hồng Kông và quen biết với bạn. Đương đơn sẽ bổ sung bản sao giấy chứng nhận quan hệ với người bảo lãnh (nếu mục đích nhập cảnh là để thăm gia đình).

+ Chứng minh tài chính: Bản photo sổ tiết kiệm có số dư tối thiểu là 1.500 USD hoặc bản chính xác nhận tài khoản của Ngân hàng có số dư tối thiểu là 1.500 USD. Trường hợp không có chứng minh nghề nghiệp thì bạn cần chứng minh tài chính có giá trị 10.000 USD.

+ Bản sao giấy chứng nhận mục đích du lịch: biên nhận mua vé máy bay đi theo tour, lịch bay, phiếu xác nhận đặt phòng khách sạn,…

+ Nếu bạn là người dưới 18 tuổi thì bắt buộc phải đi cùng với người lớn hơn hoặc đủ 18 tuổi:

- Nếu đi cùng bố mẹ: phải có bản sao giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn và hộ khẩu công chứng.

- Nếu đi cùng bố hoặc mẹ: phải có giấy Ủy quyền của người còn lại và có xác nhận của cơ quan chức năng địa phương kèm sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn có chứng thực.

- Nếu đi cùng người lớn khác: phải có giấy ủy quyền có xác nhận của bố mẹ, công an, phường xã cho 1 người lớn trong đoàn, kèm sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ công chứng.

+Nếu đương đơn là người nước ngoài và muốn xin visa đi Hồng Kông từ Việt Nam thì cần bổ sung bản photo tờ khai nhập cảnh và visa nhập cảnh Việt Nam trên giấy A4.

+ Nếu xin visa cho trẻ em cần có bản sao giấy khai sinh. Đới với học sinh, sinh viên cần cung cấp giấy xác nhận đang theo học tại trường hiện tại.

+ Đối với người đã nghỉ hưu cần nộp thêm bản photo sổ lương hưu.

+ Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn ít nhất 1 đêm đầu tiên ở Hồng Kông.

Đặt vé & phòng khách sạn sớm  kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Từ sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài có nhất nhiều hãng có chuyến bay thẳng đến sân bay quốc tế ở Hồng Kông với giá vé từ 250-390USD/người/chuyến, như: Vietnam Airlines, Air Asia, Cebu Pacific, Singapore Airlines, Jetstar, Thai Airways, Cathay Pacific… Vào các đợt khuyến mãi, giá vé sẽ rẻ hơn.

Chi phí chỗ ở tại Hongkong khá đắt đỏ, trung bình khoảng 100 USD cho những phòng loại trung. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên đặt trên các trang mạng khuyến mại như: Booking, Agoda, Hotels.com, Expedia, đặc biệt vào mùa du lịch thấp điểm như trước Giáng Sinh, sau Tết Trung Thu. Bạn cũng đừng ngại đặt phòng hơi xa trung tâm vì đi lại bằng MRT ở Hongkong cũng khá tiện lợi.

Phương tiện di chuyển:

Phương tiện phổ biến và hiệu quả nhất ở Hongkong là tàu điện ngầm MTR và xe bus. Để tiết kiệm chi phí khi di chuyển bằng 2 phương tiện này và thanh toán tại 1 số điểm mua sắm, bạn nên mua thẻ Octopus.

Tiền cọc ban đầu mua thẻ là 50 đô Hồng Kông, sau đó trước khi về các bạn lấy lại tiền cọc ở trạm MTR gần sân bay (trạm này nằm giữa T1 và T2 của sân bay Chek Lap Kok).

Tàu điện ngầm MRT: kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Các trạm MTR ở Hồng Kông có rất nhiều cửa ra, mỗi cửa ra có thể đưa đến những con phố khác nhau, bạn phải xác định nơi đến ở cửa ra nào cho thuận tiện.

1 số tuyến chính của hệ thống MTR Hồng Kông:

Tuyến Airport (màu xanh lá): đây là tuyến tàu điện ngầm đẹp và hiện đại nhất của Hồng Kông từ sân bay về các đảo của Hồng Kông nhưng giá rất đắt

Tuyến Tung Chung Line (màu vàng): là tuyến đến đảo Lautau (đảo Lạn Đầu), nơi có sân bay quốc tế Chek Lap Kok, Disleyland (ga Sunny Bay), có cáp treo đi Đại Phật (ga Tung Chung), v.v.

Tuyến Tsuen Wan Line (màu đỏ): là tuyến ở bán đảo Kowloon (đảo Cửu Long), nơi có Đại lộ ngôi sao, tháp đồng hồ, Herritege 1881, Bến cảng Victoria (ga Tsim Sha Tsui), chợ quý bà (ga Mong Kok), Chợ đêm ở phố Temple (ga Yau Ma Tei), chợ điện tử và đồ cũ (ga Sham Shui Po), v.v.

Tuyến Kwun Tong Line (màu xanh lá mạ): cũng là tuyến ở bán đảo Kowloon nơi có Miếu Huỳnh Đại Tiên (ga Wong Tai Sin) và Thiền viện Chí Liên (ga Diamond Hill)

Tuyến Island Line (màu xanh nước biển): là tuyến của đảo Hong Kong (đảo Hồng Kông), tuyến này có trung tâm hội nghị triển lãm Hồng Kông và điểm tham quan Quảng trường Kim Tử Kinh là nơi bàn giao Hồng Kông về Trung Quốc năm 1997 (ga Wan Chai), Lan Kwai Fong (ga Center), có điểm trung chuyển xe bus đi Ocean Park và đỉnh đỉnh Peak (ga Admiralty), có các trung tâm shopping lớn như SOGO, Time Square (ga Causeway Bay), v.v.

Hệ thống xe bus Cityflyer: kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Nếu bạn không mang hành lý cồng kềnh, ngồi trên xe bus 2 tầng và ngắm cảnh thành phố sẽ là trải nghiệm thú vị. Xe bus hoạt động đến tận 1:00 đêm.

Giá vé xe bus tính đồng giá từ lúc lên xe cho đến lúc xuống xe ở giữa chặng hay điểm dừng cuối cùng cũng như nhau (chú ý đi xe bus mà không dùng thẻ Octopus thì bạn nhớ chuẩn bị tiền lẻ vì xe bus không trả lại tiền thừa).

Taxi

Taxi phổ biến và giúp tiết kiệm thời gian song hơi đắt đỏ và dễ bị chặt chém. Có điểm đặc biệt ở taxi Hong Kong là chia theo tuyến như bus vậy, tùy vào điểm đến mà bạn chọn loại taxi màu phù hợp: màu đỏ trung tâm, xanh lá cây đến New Territories còn xanh dương đi đảo Lantau. Khi đi taxi, hãy nhớ tên của tài xế hoặc số hiệu xe phòng trường hợp để quên đồ trên xe thì liên lạc xin lại.

Cách đi từ sân bay quốc tế Chek Lap Kok về trung tâm Hongkong:

Cách thứ nhất: Cách nhanh và khỏe nhất. Bạn lên chuyến tàu điện ngầm Airport Express nằm ở ngay giữa Terminal 1 và Terminal 2. Airport Express hoạt động từ 5h50 sáng đến 0h50 sáng hôm sau, trung bình 10 phút có 1 chuyến. Đi tàu điện ngầm nhanh, nhưng tàu chỉ dừng ở một số trạm tàu điện ngầm. Giá khoảng 100 HKD/ người (khoảng 297.000VNĐ ~ $13USD)

Cách thứ hai:

Từ cửa ra tàu bay, bạn đi theo biển chỉ dẫn đến Arrival Hall, xuống ngay sát bên dưới chân nhà ga sân bay là bến xe bus (Ground Transportation Centre). Đừng quên lấy cho mình một tấm bản đồ xe bus ở quầy thông tin nhé.

Bắt xe Bus A21, điểm cuối là Hung Hom Train Station ở đảo Kowloon (Giá là $31, thời gian đi khoảng 45 phút). Cách này phù hợp với ai nghỉ tại đảo Kowloon. Bạn có thể lên google search đường đi của xe bus A21 hoặc xe tuyến khác để nhảy xuống trạm nào gần khách sạn mình ở nhất.

Cách thứ ba:

Kết hợp cả xe bus và MTR – đây là cách rẻ nhất để đi từ sân bay về trung tâm và ngược lại.

Đầu tiên, bạn cũng đi tìm bến xe bus ở sân bay, bắt chuyến xe S1 (Cứ 7 đến 10 phút) lại có 1 chuyến để đến ga MTR Tung Chung (giá vé mình nhớ là $3,4). Đến ga Tung Chung rồi bạn nhảy xuống rồi leo lên MTR (line màu vàng) đi về trung tâm.

Đến ga Lai King là nơi giao điểm giữa line vàng, đỏ. Ai đến đảo Kowloon thì chuyển sang line đỏ (giá đi từ ga Tung Chung đến ga cuối của đảo Kowloon là ga Tsim Sha Tsui chưa đến $18), ai đến đảo HongKong thì cứ ngồi yên cho đến cuối chặng (ga HongKong) từ đây chuyển sang ga màu xanh  nước biển rồi đi tiếp. Cách này cũng tương đối nhanh lại rẻ nhất.

 

Tiền tệ: kinh nghiệm du lịch tại Hồng Kông

Đô la Hồng Kông là tiền tệ Hong Kong (HK, HKG). 1HK ~ 2.960,93VNĐ. 1USD ~ 7,84USD.

Ẩm thực giá rẻ:

Hồng Kông được xem là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Cũng giống như Singapore, ẩm thực Hồng Kông là tổng hòa của các nét ẩm thực truyền thống, Á Đông, Phương Tây, v.v. kết hợp. Cũng có rất nhiều địa điểm để thưởng thức ẩm thực Hồng Kông.

Nếu bạn có nhu cầu được thưởng thức nhiều hương vị ẩm thực khác nhau, thì nên chọn những địa điểm giá rẻ nhưng vẫn thể hiện rõ nét nền ẩm thực nơi đây.

Hải sản: ở đường Hennessy và thị trấn Sai Kung chính là nơi tập chung của các cửa hàng hải sản ngon, bổ, rẻ ở Hồng Kông.

Lẩu - Địa chỉ: Căn bếp của Megan, 5/F, trung tâm Lok Kei, 165 – 171 đường Wan Chai, Wan Chai; ĐT +852 2866 8305.

Nếu bạn muốn ăn lẩu Trung Quốc, bạn có thể đến các cụm nhà hàng “Four Seasons”. Ngoài ra, bạn có thể đến nhà hàng Hàn Quốc ở khu Causeway Bay để ăn lẩu nướng và ghé qua các cửa hàng ăn nhanh như Đại Gia Lạc (Cafe de Coral) hay Lumix để thưởng thức món lẩu solo đặc biệt lạ miệng.

Cua cay tránh bã,  Địa chỉ: Cửa hàng số 6 – 9, G/F, 429 đường Lockhart, Wan Chai; ĐT +852 2673 7698

Bánh mì Pháp nướng theo kiểu Hongkong, Địa chỉ: Lan Fong Yuen, số 6 đường Gage, Central; ĐT: +852 2850 8683

Tàu hũ nóng, Địa chỉ: Kin Hing – một quầy bán thức ăn ở miền quê của đảo Lamma

Bánh bao sữa dứa (Boh loh baau), Địa chỉ 1: Kam Wah, 47 đường Bute, Mongkok; ĐT +852 2392 6830 HOẶC  Hong Lin, 143 đường Tung Choi, Mongkok; ĐT +852 2391 8398

Siu Yuk: Thịt heo quay được chế biến thành 5 lớp, lớp trên cùng là lớp da giòn rụm, sau đó xen kẻ là lớp thịt mềm và lớp mỡ béo ngậy, cuối cùng là lớp thịt đậm gia vị mặn nằm dưới cùng.

Địa chỉ: Lei Garden, website: www.leigarden.hk

Ngỗng quay Yung Kee: Món ăn trứ danh của nhà hàng Yung Kee từ năm 1940. Địa chỉ: Nhà hàng Yung Kee, 32 đường Wellington, Trung; ĐT +852 2522 1624

Bánh dẻo hạt sen, Địa chỉ: Tòa nhà Lin Heung Tea, 160 – 164 đường Wellington, Central; ĐT +852 2544 4556

Mì trứng: Mì trứng bọc tôm ăn kèm một chén canh cá ấm áp và thơm ngon, Địa chỉ: Ho To Tai Noodle Shop, số 67, đường Fau Tsoi St, Yuen Long

Trà dâu tằm dây tầm gửi: Món tráng miệng tinh tế ngọt ngào với chất lượng tốt cho sức khỏe và hương vị duyên dáng hoài cổ, rất hợp khi ăn kèm hạt sen và chè ngọt hoặc bánh xốp hấp, Địa chỉ: Yuen Kee Dessert , G/F, 32 đường Trung Tâm, quận Tây; ĐT +852 2548 8687.

Thịt ức bò: Hương vị phổ biến trong mọi nồi nước dùng của các nhà hàng mì trên khắp Hồng Kông, mang lại vị ngọt mềm đặc trưng,  Địa chỉ 1: Kau Kee, G/F, 21 đường Gough, Sheung Wan; ĐT +852 2850 5967 Hoặc On Lee, cửa hàng số 4, G/F, tòa nhà Tung Wong, 14 – 22 Shau Kei Wan Main Street East, Shau Kei Wan; ĐT +852 2560 6897.

 

 

 
Prev

KINH NGHIỆM DU LỊCH NHẬT BẢN TỪ A TỚI Z

Next

Kinh nghiệm du lịch Campuchia

0909562062