Tìm hiểu đặc sản Hội An

Tìm hiểu đặc sản Hội An

Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, cuộc sống hàng ngày của người dân như phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội văn hóa và đặc biết là một nền ẩm thực đa đang với nhiều đặc sản đã làm cho Hội An ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đứng ở vị trí thứ 6 trong 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á do Tripadvisor – trang du lịch trực tuyến nổi tiếng thế giới đã bình chọn và công bố vào năm 2011. Các món ăn truyền thống của Hội An được ví là sang trong, quyến rũ ngay cả trong hương vị lẫn cách trình bày, làm say đắm du khách. Phố cổ Hội An tuy không to nhưng nền văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Đây là 10 món bạn nhất định phải thử một lần khi đến với Hội An. Tìm hiểu đặc sản Hội An

1. Cơm gà Phố Hội: có thể nói đây là món ăn đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến, vì vậy đây là món luôn được nhắc đến khi nói về ẩm thực ở Hội An – là dấu ấn của riêng phố cổ. Gạo để nấu cơm phải dẻo và thơm, ướp gia vị sau đó sẽ nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Điểm nhấn của món là gà thì phải là gà ta còn tơ, thịt mềm và chắc, không dai cũng không bở, thịt luộc xong sẽ được xé nhỏ ra bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cơm được xếp chung với với gà đã bóp, ăn với hành tây, đu đủ chua và ít rau thơm ở làng rau Trà Quế ăn kèm với chén súp trộn tim, gan, cật. Tìm hiểu đặc sản Hội An

2. Cao lầu Hội An: món ăn độc đáo xuất hiện từ thế kỉ thứ 17. Cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh udon của người Nhật. Tuy bề ngoài thì giống nhưng hương vị lại mang nét đặc trưng riêng của cao lầu Hội An. Thoạt nhìn cao lầu nhiều người sẽ nghĩ đó là mì nhưng thật ra lại không phải là mì. Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro - tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm để khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột và đặc biệt nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây ngàn năm - nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng rồi xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Tìm hiểu đặc sản Hội An Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu. Cao lầu được trụng qua nước sôi, ăn chung với rau sống ở làng rau Trà Quế, giá trụng, vài lát thịt xá xíu là tép mỡ. Cao lầu hội tụ đủ các vị từ chua, cay, đắng, chát đến ngọt.

3. Bánh bao – bánh vạc: hai loại bánh luôn được dọn chung trên một đĩa. Gạo là nguyên liệu chính để làm ra hai món bánh này. Gạo phải thật trắng, còn nguyên hạt và phải dẻo, thơm được trồng trên ruộng sạch. Phần nhân bánh vạc là hỗn hợp của tôm đất, tiêu, tỏi, hành, sả; còn phần nhân bên trong bánh bao gồm thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng xào lên; nhân của cả hai loại bánh đều được ướp với gia vị bí truyền mà chỉ Hội An mới có. Và cũng chính vì vậy mà chỉ ăn bánh bao – bánh vạc ở Hội An mới cảm nhận được vị ngon của bánh. Tìm hiểu đặc sản Hội An

4. Bánh đập và hến xào: bánh đập còn có tên khác là bánh chập – loại bánh mà không người Quảng Nam nào không biết. Bánh đập là sự pha trộn giữa bánh tráng nướng và bánh tráng ướt thêm một số nguyên liệu tạo nên sự mới lạ. Miếng bánh giòn rụm ăn kèm với hến xào được thực khách ưa chuộng khi đến Hội An. Bánh được làm từ gạo dẻo, bánh tráng nướng thì được tráng mỏng, phơi khô rồi nướng trên bếp than, sau khi nướng xong thì cột kín để giữ độ giòn; bánh tráng ướt thì khi ăn mới làm. Bánh đập phải được tráng thật mỏng và phải dùng kèm với vừng, nước mắm ớt và đồ chua thì mới cảm nhận được vị ngon của món ăn. Tìm hiểu về đặc sản Hội An

5. Chè bắp: nguyên liệu để làm ra chè bắp chỉ có ba thành phần chủ yếu là bắp, đường kính và bột năng. Bắp phải là bắp được trồng ở Cẩm Nam, loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi bồi ven sông, có vị ngọt và thơm đặc trưng của Hội An. Bắp được bào mỏng rồi nấu tới khi nước sôi lên thì cho đường kính vào, nhỏ lửa để bắp ngấm đường, cho bột năng vào khuấy đều tạo độ sánh cho chè. Chè có vị ngọt thanh tao của bắp mới thu hoạch. Chè bắp ở Hội An khác với chè bắp ở miền Nam, chè bắp ở đây không nấu với nước dừa nên vẫn giữ được nguyên vị của bắp. Thời gian để thưởng thức chè bắp ngon nhất là vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, vì đây là mùa rộ của bắp Cẩm Nam. Tìm hiểu về đặc sản Hội An

6. Mì Quảng: món mì nổi tiếng của vùng đất quảng Nam, cũng hay bị nhầm với Cao Lầu, nhưng chỉ cần nếm qua một lần chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Mì quảng được ăn cùng với tôm, thịt (thịt gà, thịt heo) hay cá lóc, trứng cút, rau sống và bánh tráng nướng giòn. Sợi mì được làm từ gạo như phở hay bún nhưng lại có màu sắc và vị khác hẳn. Bột để làm mì sau khi qua các công đoạn sẽ được thêm ít phèn sa để giữ cho sợi mì được giòn. Nước lèo – hay còn được gọi là nước nhưn được nấu với cà chua, thơm dứa cùng với tôm, hoặc thịt để có vị ngọt. Vị ngọt này hoàn toàn khác với vị ngọt của xương bò trong phở bò hay xương ống heo trong bún hầm xương heo. Rau sống để dùng kèm với mì là rau phải được lấy từ làng rau Trà Quế mới ngon vì chỉ có rau ở vùng này mới giúp người ăn cảm nhận được hương vị thơm ngon của mì quảng ở đây. Mì quảng được bán ở khắp nơi trong Hội An, và thu hút thực khách nhất vẫn là các quán mì bên các vỉa hè phố rêu phong.  Tìm hiểu về đặc sản Hội An

7. Bánh xèo: bánh xèo có mặt ở tất cả các vùng miền ở Việt Nam, nhưng bánh xèo ở mỗi vùng lại có những đặc trưng riêng của nó để phù hợp với khẩu vị của vùng mà bánh xèo xuất hiện. Tuy là món ăn dân dã nhưng lại rất được ưa chuộng. Tìm hiểu về đặc sản Hội An  Bánh xèo có nguyên liệu chính là tôm và thịt. Bột đổ bánh là hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa và bột nghệ, tạo nên vị béo và bùi cho bánh. Bánh phải thật mỏng, giòn và phải ăn khi vừa đổ xong là ngon nhất, vì vậy thường là ăn tới đâu mới đổ tới đó, người nấu phải ngồi liên tục bên bếp lửa rất nóng, vậy nên mùa mưa là mùa thích hợp để thưởng thức món bánh này. Bánh xèo thì phải dùng tay để ăn thì mới hấp dẫn. Từ tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm thích hợp nhất cho việc làm và ăn bánh xèo ở Hội An. 

 

 
Prev

Tư liệu thuyết minh về tháp Ponagar

Next

Tại sao gọi là Núi Đá Bia

0909562062