TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ
Ngành Du lịch bao gồm du lịch nội địa, du lịch quốc tế chủ động (Outbound), du lịch quốc tế thụ động (inbound). Cả ba lĩnh vực này đều có những mặt tác động tích cực đến kinh tế như sau:
+ Năm 2000, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ ước gần 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD. Con số này trong năm 2004 là 1.6 tỷ USD, tăng khoảng gần 25.000 tỷ. Do đó, hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại một hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế.
Tại khu vực miền Trung, tập đoàn Banyan Tree (Singapo) đã nhận giấy phép đầu tư 276 triệu USD xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, sân golf tại khu kinh tế Chân Mây ( Thừa Thiên Huế);
Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều là kết quả của hoạt động liên kết giữa Việt Nam với một số nước châu Á. Ví dụ như : Khách sạn Sofitel Metropole là liên kết giữa Việt Nam và Singapo, Sheraton là của Việt Nam và Indonexia, Sofitel plaza là liên kết giữa Việt Nam và Malaysia, Melia Hà Nội là liên kết giữa Việt Nam và Thái Lan.
Nhiều gia đình dân tộc nghèo khó trước kia chỉ sống bằng nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du lịch. như ở bản Lác, một bản của người dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình. Từ một làng dân tộc bình thường, do nhận thấy tiềm năng và có định hướng phát triển đúng đắn nên giờ đây bản Lác và một số bản xung quanh đã trở thành làng du lịch. Đời sống dân bản được nâng cao, giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn người lao động tại đây. Khách du lịch đến đây được sống trong nhà sàn, ăn thịt thú rừng, học cách dệt vải của người Thái… nét văn hóa truyền thống không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà còn được giới thiệu cả trong và ngoài nước.
Việt Nam đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Nước ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các nước thành viên ASEAN, trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam á (ASEANTA); khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với liên bang Nga; phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp; bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác du lịch với Hoa Kỳ.
Một ngành kinh tế lớn, ngành du lịch, có liên quan trực tiếp tới văn hóa. Những di sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn để thu hút du khách nước ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương khác. Mặt khác, khi bạn bè hay đối tác nước ngoài tới tìm hiểu đất nước ta, tìm hiểu con người, xã hội và các cơ hội làm ăn với Việt Nam, dĩ nhiên điều tối thiểu là họ phải được tiếp đón với những chuẩn mực văn minh hiện đại. Nhưng như thế chưa đủ
Nhóm famtrip caravan tại rừng Kong forest Khánh Hòa thàng 4-2021
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ
Bên cạnh các lợi ích to lớn của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì du lịch vẫn còn tồn tại những điểm tiêu cực như:
2.1. Phát triển du lịch quá mức dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, làm mất giá đồng tiền, nguy cơ lạm phát, Chảy máu ngoại tệ, dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch.
+ sự tăng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả gia tăng 8% (nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ), chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai.
ở Mandive có 83% dân cư sống phụ thuộc vào du lịch, các khu du lịch ở các địa phương có thể bị phá huỷ do tác động của thiên tai, chiến tranh,... Khi đó kinh tế địa phương sẽ bị phá hoại.
Một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư phát triển một cách biệt lập với các khu vực khác trong cả nước làm xuất hiện những chênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các vùng.
2.2. Ngành du lịch là ngành có phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Hoạt động du lịch rất nhạy cảm với nhiều nhân tố tác động nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà kinh doanh (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, pháp luật, điều kiện tự nhiên, thiên tai dịch bệnh, dịch Covid-19....)
2.3. Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành. Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không đồng bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
2.4. Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiéu điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hộ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác.
2.5. Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình không lành mạnh
việc tranh dành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại hình không lành mạnh trong nhà hàng khách sạn….
Du lịch phải đem lại lợi ích cho các cộng đồng chủ nhà và tạo động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương và các ban ngành du lịch là cần thiết để thực hiện được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai.